Trái phiếu là gì? Tại sao đầu tư trái phiếu lại an toàn và hiệu quả hơn so với các hình thức đầu tư chứng khoán khác? Trong bài viết hôm nay whattax.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quát về trái phiếu là gì? Mua trái phiếu ở đâu và những điều cần biết trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Trái phiếu là gì?Những đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, tại Mục 3 Điều 4 có nêu định nghĩa Trái phiếu như sau: “Trái phiếu là loại chứng khoán ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người hoặc nhóm người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.”
Ngoài ra, đi với khái niệm trái phiếu bạn cũng cần phải biết khái niệm trái chủ là gì? Hiểu theo một cách khác, trái chủ chính là người cho doanh nghiệp vay tiền thông qua hình thức mua trái phiếu mà doanh nghiệp đã phát hành.
Ví dụ lãi suất trái phiếu: Giả sử một trái phiếu mệnh giá 1000đ được phát hành với mức lãi suất hiện hành là 10% và lãi suất trái phiếu (coupon) 10%/năm.
Trong tương lai sẽ có ba trường hợp xảy ra:
- Nếu lãi suất hiện hành và lãi suất coupon là 10% thì mức lợi nhuận giữa đầu tư trái phiếu và gửi tiết kiệm Ngân hàng là ngang nhau.
- Nếu lãi suất hiện hành là 8% và lãi suất trái phiếu đang là 10% lúc này ta thấy đầu tư vào trái phiếu sẽ thu được mức lợi nhuận cao hơn so với gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.
- Nếu lãi suất hiện hành là 12% cao hơn lãi suất coupon hiện tại là 10% thì ta thấy gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lợi nhuận cao hơn so với mang đi đầu tư chứng khoán.
Trái phiếu được xem là kênh đầu tư chứng khoán an toàn với những đặc điểm sau đây:
- Đặc điểm về lợi tức: Lợi tức của trái phiếu không phụ thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành. Nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu với kỳ hạn cố định sẽ đảm bảo được khoản thu nhập ổn định theo như cam kết ban đầu với doanh nghiệp.
- Người sở hữu trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán: Đơn vị phát hành trái phiếu có trách nhiệm thanh toán cho nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu trong bất kỳ trường hợp nào. Trong trường hợp đơn vị giải thể hoặc phá sản, thì trái chủ sẽ được thanh toán nợ trước, kế tiếp là các chủ nợ.
- Người sở hữu trái phiếu chỉ đóng vai trò là người đi vay: Các nhà đầu tư (trái chủ) không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với hoạt động sử dụng vốn vay của công ty, đơn vị phát hành trái phiếu.
Mua trái phiếu ở đâu?
Để giải đáp cho câu hỏi “mua trái phiếu ở đâu?”, quý khách có thể tham khảo các nguồn mua bao gồm sàn chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và ngân hàng.
Mua trái phiếu doanh nghiệp niêm yết thông qua sàn chứng khoán
Quý khách nên xem xét mua trái phiếu doanh nghiệp tại các sàn giao dịch trái phiếu. Ưu điểm của hình thức này sẽ gồm:
- Lượng thông tin phong phú: Các doanh nghiệp thường xuyên niêm yết trái phiếu ngay trên các sàn chứng khoán nhằm tạo cơ hội sở hữu cho những nhà đầu tư.
- An toàn: Để được niêm yết, trái phiếu đòi hỏi phải trải qua những bước kiểm tra nghiêm ngặt liên quan đến uy tín, hoạt động kinh doanh của công ty.
- Hình thức giao dịch linh hoạt: Mua trái phiếu thông qua trung gian, mua từ các trái chủ khác.
Mua trái phiếu ngay trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành
Quý khách có thể tham khảo mua trái phiếu ngay tại doanh nghiệp đăng ký phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng sẽ trực tiếp bán trái phiếu cho khách hàng. Do đó, khi đã lựa chọn được doanh nghiệp đầu tư, quý khách chú ý xem xét kỹ càng kênh phân phối của doanh nghiệp đó. Đặc biệt, quý khách nên lựa chọn những doanh nghiệp đã được kiểm định nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tư dài hạn.
Mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng
Giao dịch trái phiếu có thể được thực hiện thông qua các ngân hàng. Lúc này, ngân hàng sẽ là đơn vị môi giới trung gian giữa nhà đầu tư với các doanh nghiệp.
Mua trái phiếu ở đâu không gặp rủi ro?
Khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, quý khách phải đối mặt với năm rủi ro chính, bao gồm:
- Rủi ro về doanh nghiệp: Doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, sau đó mất khả năng thanh toán các khoản vay.
- Rủi ro tái đầu tư: Sau khi nhận được tiền, cá nhân không thể tái đầu tư với mức lãi suất như ban đầu.
- Rủi ro lãi suất: Lãi suất đột ngột giảm hoặc không theo cam kết ban đầu có thể dẫn đến rủi ro trong đầu tư.
- Rủi ro thanh khoản: Nhà đầu tư không thể bán được trái phiếu đang sở hữu vì giá cả biến động khó lường. Do đó, nhà đầu tư chỉ có thể chờ đến ngày đáo hạn nhằm huy động vốn từ phía doanh nghiệp.
- Rủi ro mất giá: Khoản đầu tư không sinh ra lợi nhuận, thậm chí thua lỗ bởi sự trượt giá của đồng tiền.
Trên thực tế, rủi ro là điều khó tránh khỏi đối với các khoản đầu tư. Tuy nhiên, mức độ rủi ro còn phụ thuộc vào hình thức đầu tư cũng như hiểu biết, kinh nghiệm của từng cá nhân. Trong thực tế, những phương án sinh lợi nhuận cao sẽ đi kèm với nhiều rủi ro nhất định. Khi xét trên khía cạnh tài chính, mua trái phiếu doanh nghiệp cũng là hình thức đầu tư với mức lợi nhuận cao, không có quá nhiều rủi ro. Do đó, đây cũng là một phương án an toàn đối với những ai đang mong muốn đầu tư tích luỹ.
Mong rằng với những thông tin mà whattax.vn đã cung cấp có thể giúp bạn hiểu thêm về hình thức đầu tư trái phiếu, mua trái phiếu ở đâu và đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp để tối ưu hoá lợi nhuận một cách cao nhất.